4 đối tượng dễ mắc bệnh xương khớp nhất – Bạn đã biết?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi thập niên 2011 – 2020 là “Thập niên xương và khớp”. Theo đó, WHO cũng xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.

Triệu chứng lâm sàng quan trọng và thường gặp nhất của bệnh cơ – xương – khớp là đau mạn tính. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh cơ – xương – khớp bị giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Hệ quả của bệnh cơ – xương – khớp là mất chức năng vận động, không thể thực hiện được các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày như đi bộ, tắm rửa, làm việc nhà,…

thumb-1-16284277198396918549-1628427720687987244829

Top 4 đối tượng dễ mắc bệnh xương khớp nhất hiện nay là ai?

Nghề nghiệp, tính gia đình, cơ địa, giới tính, tuổi tác,… đều là những yếu tố có thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ tàn phế bởi khả năng mắc bệnh xương khớp cao.

1. Người lao động đang phải đối diện với căn bệnh thoái hóa khớp

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tại Việt Nam tỷ lệ thoái hóa khớp gối là 56%; 80% người trên 55 tuổi có thoái hóa cột sống cổ; 30% nam, 28% nữ tuổi từ 55 – 64 có thoái hóa cột sống thắt lưng. Nếu như trước đây, thoái hóa khớp thường gặp ở độ tuổi 50 trở lên thì nay tỷ lệ trẻ hóa theo độ tuổi ngày càng chiếm phần lớn. Đối tượng mắc thoái hóa khớp nhiều nhất là người lao động nặng, người chơi thể thao, vận động quá mức, người mắc bệnh khớp mạn tính.

Nếu các bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong thì nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế chính là các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp. Đặc biệt thoái hóa khớp gối, cột sống và thoái hóa khớp háng là 3 bệnh đưa người bệnh đến con đường tàn phế nhanh nhất.

2. Nguy cơ viêm khớp dạng thấp và loãng xương cao ở phụ nữ

Trên thế giới, viêm khớp dạng thấp có tỷ lệ mắc từ 0,5-3% với độ tuổi trên 15. Ở Việt Nam bệnh chủ yếu ở phụ nữ chiếm 70-80% và 70% số bệnh nhân mắc bệnh ở tuổi trung niên. Một số trường hợp mang tính chất gia đình.

Do cơ địa, sinh lý, sinh đẻ nhiều lần và thói quen sinh hoạt (dinh dưỡng chưa hợp lý, vệ sinh chưa tốt, ít tập luyện…), khiến tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp và loãng xương ngày càng tăng, đặc biệt ở  nữ giới (cao gấp 2-6 lần so với nam giới).

Bệnh Viêm khớp dạng thấp nếu không sớm điều trị sẽ gây ra các biến chứng như cứng khớp, teo cơ, dính khớp, mất khả năng vận động, nặng nề nhất là tàn phế. Bệnh loãng xương nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây gãy xương và tàn phế suốt đời.

3. Giáo viên đang phải đối mặt với căn bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là căn bệnh tiến triển âm thầm và thường gặp ở nhóm trung niên từ 40 đến 50 tuổi. Đặc biệt là nhóm đối tượng giáo viên, hưu trí, người lao động nặng nhọc, phải đứng nhiều, ngồi lâu ở một tư thế.

Theo số liệu điều tra mới nhất, nước ta có khoảng 17,41 % số người mắc bệnh về xương khớp bị thoái hóa cột sống, tỉ lệ nam giới tại Việt Nam mắc bệnh này thường cao gấp 2 lần phụ nữ. Hiện khoảng 90-95% bệnh nhân bị bệnh thoái hóa cột sống được điều trị theo hướng bảo tồn, 5% còn lại phải nhờ đến phẫu thuật. Đây là bệnh lý phức tạp, khó điều trị; nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng như liệt, teo cơ, tàn phế.