MẮC BỆNH GOUT, NAM THANH NIÊN PHẢI THAY KHỚP GỐI CẢ 2 CHÂN

Được chẩn đoán mắc bệnh gout khi mới 26 tuổi, trong suốt 12 năm, không những phải chịu những cơn đau mà việc vận động, sinh hoạt của nam thanh nên cũng trở nên khó khăn. Để trở lại cuộc sống bình thường, bệnh nhân đã phải thay cả 2 khớp gối.

CHỊU ĐỰNG CƠN ĐAU DO GOUT SUỐT 12 NĂM

Hình ảnh bên là tinh thể urat được các bác sỹ tại Bệnh viện Việt Đức (TP Hà Nội) lấy ra từ khớp của bệnh nhân 38 tuổi bị gout.

Những tinh thể này lớn dần theo thời gian khiến bệnh nhân đau đớn, đi lại, cầm nắm và sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn.

BENH GOUT 0112_OK

Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm, thoái hóa khớp gối hai bên chân do bệnh gout. Đây là hậu quả của việc tăng axit uric trong máu.

Để điều trị, các bác sỹ đã phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối hai chân cho bệnh nhân. Hiện tại, bệnh nhân này đang trong quá trình tập luyện và dần trở lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường.

TĂNG AXIT URIC TRONG MÁU LÀ GÌ?

Axit uric có vai trò kích thích não bộ phát triển và là chất chống oxy hóa tốt. Thiếu axit uric có thể gây suy giảm khả năng tổng hợp một số chất trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu nồng độ axit uric trong máu tăng, axit uric sẽ lắng động, tạo thành các tinh thể muối urat tại khớp và mô mềm quanh khớp sẽ gây phá hủy sụn khớp, đầu xương, thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp thứ phát, hậu quả làm viêm, dính, biến dạng khớp, mất chức năng vận động của khớp.

"Hầu hết người bệnh mắc bệnh gout thường xem nhẹ tình trạng bệnh nên đi khám muộn. Nếu bệnh gout không được điều trị sớm, đúng cách, không chỉ gây tổn thương nặng nề ở khớp, làm giảm và mất chức năng vận động mà còn gây sỏi thận, lâu dài có thể gây suy thận..."- các bác sỹ cảnh báo.

Để bảo vệ sức khỏe xương khớp của bản thân, ngay khi có các triệu chứng sưng đau các khớp, đặc biệt là khớp bàn ngón 1 ở bàn chân, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế thăm khám, phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh gout, bạn cần kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, phối hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học nhằm kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.