Cách giảm đau nhức cơ do COVID-19

Nghiên cứu ZOE COVID, chọn lọc từ dữ liệu của hơn bốn triệu người ở Vương quốc Anh liệt kê, đau nhức cơ nằm trong số 10 triệu chứng hàng đầu của COVID-19.

Trong một nghiên cứu về những người ốm đến mức phải nhập viện do COVID-19, 68% cho biết họ bị đau cơ (nghiên cứu được công bố tháng 8/2021 trên Tạp chí Y học Thể chất và Phục hồi châu Âu). Loại và mức độ đau cơ liên quan đến COVID-19 có thể khác nhau ở mỗi người.

Ở một số người hồi phục sau những tuần đầu tiên bị nhiễm virus, cơn đau nhức cơ thể kéo dài và là một trong những triệu chứng hậu COVID-19 hay COVID-19 kéo dài. Các triệu chứng COVID-19 kéo dài khi kéo dài ba tháng hoặc lâu hơn sau đợt bệnh đầu tiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ.

TS Jennifer Hankenson, chuyên gia vật lý trị liệu và phục hồi chức năng tại Yale Medicine, người làm việc với các bệnh nhân COVID -19 kéo dài cho biết: Rất nhiều bệnh nhân mà chúng tôi gặp bị đau cơ. Mọi người có thể bị đau ở cổ, lưng dưới, vai và những nơi khác… điều mà họ không bị trước khi mắc COVID-19.

Tại sao COVID-19 gây đau nhức cơ?

Aaron E. Glatt, chuyên gia truyền nhiễm tại New York cho biết: Chúng tôi không hiểu chính xác lý do tại sao bất kỳ bệnh do virus nào, bao gồm cả COVID-19, đều dẫn đến đau cơ.

Các yếu tố có thể xảy ra và có thể hoạt động song song, bao gồm sự căng thẳng về thể chất mà bệnh tật gây ra cho cơ thể; mất cân bằng các chất điện giải như kali và natri (các chất này rất quan trọng đối với sức khỏe cơ bắp), do tác động của virus lên thận, và thậm chí là do nằm nhiều trên giường và không di chuyển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhóm cơ (cơ sẽ bị yếu và teo lại).

Một yếu tố khác có thể xảy ra là viêm. Viêm có thể làm cho bất kỳ bộ phận cơ thể nào ảnh hưởng bị tổn thương. Do COVID-19 được biết là gây ra phản ứng viêm khắp cơ thể, nên các cơ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo TS. Hankenson, tình trạng viêm kéo dài có thể là yếu tố chính đằng sau các triệu chứng đau cơ kéo dài của COVID - 19. Nhiều bệnh nhân không bị đau cơ trước khi mắc COVID-19, nhưng sau đó đã báo cáo những cơn đau cấp độ nhẹ liên tục với các đợt bùng phát định kỳ.

Ngoài nhiễm COVID-19, đau cơ có thể do: Chấn thương, một số loại thuốc (thuốc ức chế men chuyển trị tăng huyết áp, hóa trị và xạ trị điều trị ung thư…). Các bệnh truyền nhiễm khác có thể liên quan đến đau cơ bao gồm sốt rét, bệnh Lyme…, cũng như các tình trạng tự miễn dịch như lupus, bệnh đa xơ cứng và bệnh viêm cơ. Đau nhức cơ toàn thân là triệu chứng phổ biến của bệnh cảm cúm.

CDC lưu ý, đau cơ là triệu chứng của cả COVID-19 và cúm, cùng với đau họng, nhức đầu và các vấn đề y tế khác. Đây là lý do tại sao có thể khó xác định loại virus mà bạn mắc phải nếu không làm xét nghiệm.

photo-1675505217708-16755052181131013013965

Cách tốt nhất để điều trị đau cơ do COVID -19

Glatt cho biết, khi cơn đau cơ xuất hiện lần đầu khi mắc COVID - 19, bệnh nhân có thể tìm cách giảm đau tại nhà bằng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Bạn cũng nên thử các phương pháp không dùng thuốc khác như: Chườm nóng hoặc chườm lạnh.

Sau khi khỏi COVID-19, cơn đau cơ thường biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp cơn đau cơ có thể kéo dài nên được giới thiệu vật lý trị liệu (PT) hoặc trị liệu nghề nghiệp (OT) để ứng phó với tình trạng này. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc theo đơn như meloxicam, naproxen… Châm cứu và xoa bóp cũng có thể hữu ích, TS. Hankenson khuyến nghị.

Lưu ý, trước khi dùng bất kỳ thuốc giảm đau cơ nào, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc: Dùng đúng liều, đúng khoảng cách thời gian giữa các liều dùng...

Khi nào nên đi khám bác sĩ khi bị đau cơ do COVID-19?

Bất kỳ ai mắc phải COVID-19 đều nên trao đổi với bác sĩ về bất kỳ vấn đề nào đang phát triển và tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu tình trạng đau cơ vẫn tiếp diễn vài tuần sau khi khỏi virus.

Các phương pháp điều trị được chỉ định trong trường hợp này sẽ giúp phục hồi cơ bắp, giúp giảm đau.

Sử dụng Xương Khớp Nibifa hỗ trợ giảm đau xương khớp 

Trong Đông y, khí huyết có vai trò quan trọng trong cơ thể. Huyết là vật chất đỏ, trong huyết có các chất dinh dưỡng, vận hành trong mạch đi nuôi toàn thân. Sự hoạt động của ngũ quan, cửu khiếu, lục phủ ngũ tạng… đều do huyết cung cấp dưỡng chất. Nếu sự cung cấp đó suy giảm sẽ dẫn đến sự tê mỏi các bộ phận, sự ngưng tắc của huyết dẫn đến sự tê liệt mọi hoạt động. Khí huyết ứ ở ngoại vi gây ra tình trạng tê bì chân tay

Theo y học hiện đại, máu là chất dịch lỏng, màu đỏ, máu bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Hồng cầu mang oxy đi tới các cơ quan để cung cấp cho tế bào hoạt động và đào thải khí cacbonic. Bạch cầu có vai trò quan trong trong miễn dịch, bảo vệ cơ thể, còn tiểu cầu tham gia vào quá trình cầm máu, hình thành cục máu đông. Huyết tương chứa nước và protein, yếu tố đông máu, hormon, chất điện giải.

Vì vậy khi máu lưu thông tốt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan hoạt động nhịp nhàng. Nhưng khi lưu thông máu kém, dẫn tới một loạt các chứng bệnh như: cơ bắp không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy sẽ nnhanh chóng bị mỏi khi hoạt động, máu ngưng trệ do tư thế sai dẫn đến tê, bì. Nếu mạch máu nuôi dưỡng bị tắc, bộ phận được nuôi dưỡng sẽ bị teo, và hoại tử. Khi các cơ thiếu máu, sẽ dẫn đến vận động khó khăn, đau đớn.

Nhằm giảm đau xương khớp và lưu thông khí huyết, Nibifa đã đưa ra thị trường Xương Khớp Nibifa.

Khi sử dụng Xương Khớp Nibifa bài thuốc y học cổ truyền gồm các vị dược liệu quý sẽ giúp khí huyết lưu thông. Đồng thời dinh dưỡng từ Đạm thủy phân sẽ giúp cơ thể được bồi bổ tái tạo lại các tế bào đã bị lão hóa, suy giảm. Salicin có trong sản phẩm sẽ hỗ trợ kháng viêm, giảm viêm, giảm đau nhức của xương khớp

z3119657943345_57db5e9ad3b75d6ca4a3dc25b0feca82

 

 

Lưu ý: 

Xương Khớp Nibifa thích hợp với người đau nhức xương khớp do khí huyết kém lưu thông, 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

Tổng đài tư vấn miễn cược 18001576

Hoặc website: http://xuongkhopnibifa.vn/ 

 

 

Nguồn: Báo sức khỏe + Nibifa