Người có những thói quen này dễ bị thoát vị đĩa đệm trầm trọng

Thoát vị đĩa đệm giờ đây không chỉ là căn bệnh lý dễ gặp ở người cao tuổi mà còn xuất hiện nhiều ở lứa tuổi 35- 50, bởi họ thường chủ quan, mắc phải những thói quen này.

Bê vác vật nặng

Rất nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có tiền sử nghề nghiệp làm những công việc lao động vất vả, nâng, nhấc, đẩy, kéo vật nặng hoặc nghiêng về một bên trong thời gian dài do đó khiến cho cột sống thường xuyên bị cong vẹo, giãn nở liên tục.

Cảnh báo: Đa số người có những thói quen này dễ bị thoát vị đĩa đệm trầm trọng - 1

Ăn uống không kiểm soát gây tăng cân béo phì

Ăn thức ăn nhanh, đồ ngọt nhiều tinh bột dễ gây nên béo phì, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch, huyết áp mà còn tạo áp lực nên đĩa đệm, cột sống thắt lưng, từ đó dẫn đến nguy cơ cao mắc chứng thoát vị đĩa đệm.

Ngồi sai tư thế

Không chỉ riêng những công việc lao động vất vả, giới văn phòng, lái xe cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm bởi họ thường có những dáng ngồi sai tư thế khi làm việc. Rất nhiều người thường có hành động chúi về phía trước để làm việc thoải mái nhưng không hề hay biết điều này tác động rất xấu đến cột sống gây gù lưng, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.

Lạm dụng rượu bia, thuốc lá

Theo rất nhiều nghiên cứu cho thấy trong thuốc lá có chứa chất nicotine làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng của đĩa đệm, hạn chế các khớp và cơ thu nạp dưỡng chất, đẩy nhanh quá trình thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng xấu đến đến cột sống và gây đau lưng.

Việc sử dụng rượu bia cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm vì nó sẽ làm tích trữ mỡ bụng, thừa cân, tác động trực tiếp đè nén lên cột sống, đĩa đệm.

Nhận biết thoát vị đĩa đệm có dễ?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm bị vỡ, bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát khỏi vị trí ban đầu, xuyên qua dây chằng chèn ép vào rễ thần kinh, gây ra tình trạng đau cấp, tê bì, khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

Thoát vị đĩa đệm - bạn đã hiểu hết về căn bệnh này? - Ảnh 1.

Theo bác sĩ Bill Collins (thành viên Hiệp hội Nắn chỉnh Xương khớp Quốc tế), nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm thường do 3 yếu tố chính là thoái hóa đĩa đệm tự nhiên do lão hóa, chấn thương cột sống và do sai tư thế lâu ngày gây ra. Ngoài ra, thừa cân, béo phì, mang thai… cũng là những tác nhân khiến thoát vị đĩa đệm phát triển.

Rất nhiều người thường nhầm lẫn đau lưng, đau vai gáy với đau do thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài 1-2 tuần, sau đó ngừng. Có khi đau âm ỉ, khi lại đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, vận động mạnh. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ có triệu chứng như: đau vùng cổ vai gáy, dọc theo cánh tay, tê cánh tay, bàn tay; teo yếu cơ cánh bay, ngón tay.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng sẽ cảm thấy đau tê vùng thắt lưng, lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân. Tê bì, teo yếu cơ đùi, rất khó khăn khi đi lại.

Thế nhưng, để biết chính xác mức độ và vị trí thoát vị thì bệnh nhân nên thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như:

Chụp X-quang: giúp xác định vị trí thoát vị và các thương tổn cột sống như khuyết eo, mất vững cột sống, trượt đốt sống…

Chụp cộng hưởng từ MRI: cho phép xác định vị trí, hình thái thoát vị, số tầng thoát vị. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất trong các phương pháp hiện nay.

Thoát vị đĩa đệm - bạn đã hiểu hết về căn bệnh này? - Ảnh 2.

Hậu quả khi không điều trị thoát vị đĩa đệm

Cũng theo bác sĩ Bill Collins, thoát vị đĩa đệm là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chủ quan, coi thường bệnh hoặc điều trị không đúng cách, điều này có thể dẫn tới đau mãn tính, mất sức lao động, thậm chí nguy cơ bại liệt.

Bên cạnh đó, những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm phải kể đến như:

- Giảm khả năng vận động: khi không vận động lâu ngày khiến cơ bắp trở nên yếu dần, các cơ teo lại, chân tay teo yếu khiến bệnh nhân gặp đau đớn, khó khăn khi đi lại, vận động.

 

- Liệt nửa người/bại liệt cả người: Một khi nhân nhầy chèn vào ống sống, chèn ép lên rễ thần kinh, làm hẹp khoang ống sống, lâu dần chức năng dây thần kinh bị suy giảm, cơ bắp bị teo dần, bại liệt là điều khó tránh khỏi.

- Hội chứng chùm đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép nghiêm trọng khiến bệnh nhân mất kiểm soát trong việc đại tiện.

- Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương làm ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu, gây hiện tượng đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ thụ động.

Phòng thoát vị đĩa đệm bằng cách nào?

- Cần rèn luyện để đạt được cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc ngay từ tuổi trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

- Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong lao động, học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày.

- Tránh cúi người khiêng vác vật nặng; tránh mọi chấn thương cho cột sống.

Hiện nay, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang là giải pháp được nhiều người tin dùng. Một trong số đó là viên Xương khớp Nibifa của Công ty Cổ phần Dược phẩm Ninh Bình. Với công thức ưu việt gồm những thành phần quý, thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp Nibifa hỗ trợ tăng cường khí huyết, mạnh gân cốt; giúp cải thiện các biểu hiện đau mỏi xương khớp do phong thấp, thoái hoá khớp do lưu thông khí huyết kém. Hỗ trợ hạn chế lão hoá khớp, giúp các khớp vận động linh hoạt.

22-1645178476-387-width660height467

Viên xương khớp Nibifa – món quà sức khỏe cho người gặp các vấn đề về xương khớp

Để hiểu rõ hơn về TPBVSK Xương khớp Nibifa liên hệ số điện thoại: 18001570 để được hỗ trợ.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: 24h.com.vn, suckhoedoisong.vn