CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ XƯƠNG KHỚP

Châm cứu điều trị xương khớp là một trong những liệu pháp điều trị bệnh theo Y học cổ truyền, không sử dụng thuốc mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Phương pháp châm cứu giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức, tê cứng xương khớp, tạo nên sự cân bằng âm dương và điều hòa khí huyết, giúp điều trị một số bệnh tật, nâng cao sức khỏe cơ thể.

1/ Châm cứu là gì? Phân loại các hình thức châm cứu

Châm cứu (tên tiếng anh là Acupuncture) là phương pháp điều trị bệnh bằng cách sử dụng các kim châm và sức nóng để tác động vào các huyệt đạo nhất định trên cơ thể. Phương pháp này được thực hiện nhằm giải phóng các nguồn năng lượng của cơ thể trên 14 đường kinh mạch, điều hòa và duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể, giúp giảm đau tự nhiên, làm tăng tuần hoàn máu, giãn cơ, mềm khớp…

Thực chất, châm cứu là tên gọi của hai hình thức khác nhau, bao gồm CHÂM và CỨU

Châm: Dùng kim châm đâm xuyên qua da vào bên trong cơ thể, tác động trực tiếp lên huyệt đạo của cơ thể.

Cứu: Dùng lá ngải cứu khô (tên tiếng Anh là Artemisia vulgaris L.) đốt lên để hơ nóng trên huyệt vị.

cham-cuu-la-gi-va-hieu-dung-ve-phuong-phap-cham-cuu-bb-baaac0pfnq-15402005289251839154810

Quá trình châm cứu bao gồm 2 hình thức là châm và cứu

Hiện nay, châm cứu vẫn được ứng dụng rộng rãi trong điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức công nhận hiệu quả của việc sử dụng châm cứu trong điều trị gần 40 bệnh lý. Trong đó, châm cứu được ứng dụng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị phổ biến nhất là các bệnh về xương khớp.

Phương pháp châm cứu được chỉ định điều trị hiệu quả các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, đau dây thần kinh tọa, viêm đau khớp, tê bì chân tay,…

Trải qua hàng chục nghìn năm lịch sử, các biện pháp châm cứu được duy trì và cải tiến rất nhiều. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng đối với từng loại bệnh lý. Nếu phân loại theo vùng bị tác động, châm cứu được chia thành các loại sau:

  • Thể châm: Châm các huyệt trên cơ thể.
  • Diện châm: Châm các huyệt trên mặt.
  • Nhĩ châm: Châm các huyệt trên vùng loa tai.
  • Tỵ châm: Châm các huyệt ở vùng mũi.
  • Túc châm: Châm các huyệt ở khu vực chân.
  • Thủ châm: Châm các huyệt ở hai tay.

Nếu phân loại theo kỹ thuật dùng kim châm thì châm cứu được chia thành:

  • Hào châm (kim nhỏ): Hình dáng giống hào châm cổ, kích thước kim hơi khác, chia thành nhiều loại dài ngắn khác nhau. Đây là loại kim thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
  • Trường châm (kim dài): Giống trường châm cổ nhưng ngắn hơn.
  • Kim ba cạnh: Kim có 3 cạnh sắc, dùng để châm nông ngoài da và làm chảy máu.
  • Nhĩ hoàn (kim cài loa tai): Dùng để găm vào da và lưu lâu ở vùng loa tai.
  • Mai hoa châm: Dùng 5 – 7 chiếc kim nhỏ cắm vào đầu một cán gỗ, gõ trên mặt da.

2/ Lịch sử hình thành và phát triển phương pháp châm cứu

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp châm cứu trên thế giới

Theo các nhà nghiên cứu, châm cứu đã có lịch sử hình thành từ rất sớm, cách đây khoảng 25.000 năm ở các nước phương Đông. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những kim châm đầu tiên bằng đá tại một số di chỉ khảo cổ.

Do đời sống quá mức thô sơ, người thượng cổ hay bị ngoại tà xâm nhập gây đau nhức gân cốt. Ban đầu, người thượng cổ dùng đá mài nhọn làm kim châm hoặc dùng xương để châm (cốt châm), tre vót nhọn (trúc châm) để châm vào các vùng đau nhức, sinh bệnh trên cơ thể. Trải qua hàng chục nghìn năm lịch sử phát triển, cách trị liệu này đã đúc kết thành khoa học châm cứu ngày nay.

Sau này, khi loài người chuyển sang thời kỳ đồ đồng, các mũi kim châm bằng đồng có kích thước nhỏ hơn xuất hiện và thay thế các vật liệu thô sơ trước. Cùng với quá trình tìm ra các kim loại quý hiếm, kim vàng, bạc xuất hiện.

Từ khi xuất hiện văn tự, các tài liệu ghi chép, tổng hợp về châm cứu mới được lưu truyền, chắt lọc kinh nghiệm và dần hoàn thiện đầy đủ, chi tiết.

cham-cuu-3

Chấm cứu có lịch sử hình thành từ rất sớm, được ghi chép lại trong nhiều tài liệu y thư của các danh y

Theo một số tài liệu y sử ghi chép lại, phương pháp châm cứu thịnh hành nhất từ khoảng thế kỷ 13 – 17 SCN, tại các nước châu Á như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản,… Tài liệu được coi là cổ xưa nhất về châm cứu là cuốn “Nội Kinh Linh Khu” được viết cách đây khoảng 3000 năm (770-221 TCN).

Thế kỷ thứ 3, đời nhà Tấn, Hoàng Phủ Mật (21-282) đã soạn ra cuốn y thư ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ xác định được 349 huyệt vị trên cơ thể người.

Thế kỷ thứ 7, đời nhà Đường đã tổ chức “Thái Y Thư” đào tạo, truyền dạy về châm cứu.

Đến thế kỷ 11, đời nhà Tống, cuốn “Đồng Nhân Du Huyệt Châm Cứu Đồ Kinh” do Vương Duy Nhất biên soạn đã xác định lại tên 364 huyệt, cách chủ trị và cách hạ châm. Đồng thời, ông còn cho đúc 2 pho tượng đồng cao to bằng người thật, trên thân có khắc lại tên và vị trí huyệt để truyền dạy cho thế hệ sau.

Thế kỷ 16, đời nhà Minh, Dương Kế Châu biên soạn cuốn “Châm Cứu Đại Thành” gồm 10 quyển. Đây được xem là tài liệu nền tảng của châm cứu cổ điển vì đã tổng hợp đầy đủ những kinh nghiệm riêng và chắt lọc tinh hoa các tài liệu y thư trước đó về kỹ thuật châm cứu.

Đến năm 1974, cuốn sách “Châm cứu học” của Thượng Hải ra đời, giới thiệu tương đối đầy đủ về phương pháp châm cứu. Đồng thời, cuốn sách cũng giới thiệu, đề cập đến toàn bộ các kỹ thuật châm mới như Nhĩ châm, Thủ châm, Điện châm, Diện châm, Châm tê,…

Hiện nay, châm cứu đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, kết hợp với kỹ thuật YHHĐ trong trị liệu.

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp châm cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, phương pháp châm cứu đã được cha ông ta sử dụng từ rất lâu, qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đồng thời, các tài liệu về châm cứu cũng được biên soạn khá đầy đủ.

Theo các tài liệu sử sách đã ghi, phương pháp châm cứu đã xuất hiện từ thời Hùng Vương khi An Kỳ Sinh (người Đông Triều) dùng cây ngải hơ nóng, chữa khỏi bệnh cho Thôi Văn Tử.

  • Đời vua Thục An Dương Vương (257 – 207 TCN), có Cao Lỗ và Thôi Vỹ dùng châm cứu chữa bệnh cho Ứng Huyền và Nhâm Hiệu.
  • Đến các đời vua Ngô, Đinh, Lê, Lý (937 – 1224 SCN) kỹ thuật châm cứu phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng rộng rãi trong khám chữa bệnh:
  • Năm 1136 SCN: Minh Không Thiền sư đã dùng pháp ngữ nhà Phật và châm cứu chữa khỏi bệnh thần kinh cho vua Lý Thần Tông.
  • Đời nhà Trần, thiền sư Tuệ Tĩnh đã biên soạn bộ Nam Dược Thần Hiệu có ghi chép về cách chữa bệnh bằng châm cứu.
  • Đời nhà Hồ (1401 – 1407), y sư Nguyễn Đại Năng dùng châm cứu chữa khỏi nhiều bệnh và đã biên soạn nên cuốn sách “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” bằng thơ Nôm nhằm tuyên truyền rộng rãi phương pháp châm cứu trong dân gian. Cuốn sách này được xem là tài liệu châm cứu đầu tiên của nước ta. Đặc biệt, y sư Nguyễn Đại Năng đã tìm ra một số huyệt đạo mới, còn chưa được ghi lại trong tài liệu châm cứu của thế giới lúc bấy giờ.
  • Đời Hậu Lê (1423 – 1789), đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã biên soạn bộ y thư “Y Tông Tâm Lĩnh” trong đó có ghi chép tổng hợp về phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu.
  • Đặc biệt, dưới thời vua Quang Trung (1788 – 1802), các hình thức chữa bệnh, trong đó có châm cứu được phát huy hết mức để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Đời nhà Nguyễn (1802 – đến đầu thế kỷ 20) có Vũ Bình Phủ giỏi về châm cứu đã biên soạn bộ tài liệu “Y thư lược sao” tổng hợp lý luận và thực tiễn châm cứu bấy giờ. Đây chính là tài liệu nghiên cứu về châm cứu thứ hai của nước ta.

Năm 1885, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, mở trường đào tạo y sĩ và dược sĩ Tây y và tìm cách chèn ép, loại bỏ YHCT trong đó có châm cứu. Tuy nhiên, vì châm cứu là phương pháp điều trị bệnh đơn giản, đã lưu truyền từ lâu đời, ít tốn kém nên vẫn được một bộ phận nhân dân sử dụng. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, châm cứu tuy vẫn lưu hành nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như những giai đoạn trước.

Cho đến sau cách mạng tháng 8/1945, kỹ thuật châm cứu dần được hồi sinh trở lại. Các khoa đào tạo châm cứu được mở rộng và phát triển rộng rãi. Việt Nam xuất hiện nhiều thế hệ y sư giỏi, để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như y sư Nguyễn Văn Quan, bác sĩ Nguyễn Văn Ba, lão y sư Lê Chí Thuần, y sư Trần Tiển Hy, hòa thượng tọa Thích Tâm Ấn, lương y Thượng Trúc,…

Ở miền Bắc, sau khi hòa bình lập lại, ngành YHCT nói chung và châm cứu nói riêng được phục hồi mạnh mẽ, tồn tại song song cùng YHHĐ để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hội Đông y Việt Nam, Hội Châm cứu Việt Nam, Viện Châm cứu Việt Nam được thành lập, hoạt động với tôn chỉ thừa kế, phát huy, phát triển, bảo tồn di sản văn hoá dân tộc thuộc lĩnh vực Đông y, trong đó bao gồm châm cứu.

Các trường đại học, học viện mở các lớp đào tạo về kỹ thuật phòng và chữa bệnh bằng châm cứu rộng rãi trên khắp nước ta. Đặc biệt, trong lĩnh vực châm cứu, không thể không nhắc đến cố Giáo sư Nguyễn Tài Thu – người được mệnh danh bậc thầy khai sinh kỹ thuật châm cứu bằng kim to. Ông là vị bác sĩ tiên phong ứng thành công kỹ thuật châm cứu kết hợp với YHHĐ, đưa phương pháp châm cứu Việt Nam được biết đến, phát triển rộng rãi nhiều nước trên thế giới.

023

Cố Giáo sư Nguyễn Tài Thu – Bậc thầy châm cứu Việt Nam

3/ Nguyên tắc điều trị

Ngày nay, châm cứu được ứng dụng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị tốt trong các trường hợp bệnh lý có căn nguyên rối loạn chức năng bên trong, các bệnh lý gây đau nhức do ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh, co thắt cơ vân – cơ trơn, do liệt vận động, một số bệnh lý viêm không do vi trùng mạn tính.

Theo triết lý Y học cổ truyền, con người có một hệ thống kinh mạch chạy khắp cơ thể, phần lớn trùng với đường đi của dây thần kinh và là nơi để dòng năng lượng, chất dinh dưỡng lưu thông. Các huyệt đạo nằm trên các đường kinh mạch này, có tác động nhất định đến các hoạt động của cơ thể.

Khởi nguồn của mọi bệnh tật là do sự mất cân bằng giữa hai yếu tố “âm” và “dương” trong cơ thể. Trong đó:

  • Âm thuộc về tạng, kinh âm, huyết, bụng, trong, dưới,…
  • Dương thuộc về phủ, kinh dương, khí, lưng, ngoài, trên,…

Khi âm và dương trong cơ thể mất cân bằng, cơ thể sẽ bị giảm khả năng chống đỡ với bệnh tật, tà khí bên ngoài. Hệ thống kinh – mạch (đường dẫn năng lượng, chất dinh dưỡng) nuôi dưỡng, liên thông các cơ quan, bộ phận của cơ thể với nhau cũng sẽ bị tắc nghẽn và cơ thể sẽ sinh bệnh.

Dựa trên nguyên tắc này, các bác sĩ châm cứu sẽ sử dụng những cây kim châm cứu châm trực tiếp vào các huyệt đạo nằm trên các đường kinh mạch để kích thích dòng năng lượng lưu thông đi khắp cơ thể. Quá trình này sẽ tạo ra sự cân bằng và tuần hoàn tốt hơn của khí huyết và nguồn năng lượng trong cơ thể, điều hòa kinh lạc. Khi âm dương được cân bằng, con người sẽ trở nên khỏe mạnh hơn về cả về thể chất, tinh thần.

huyet-dao

Bác sĩ sẽ sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể nhằm đáp ứng mục tiêu điều trị nhất định

4/ Quy trình thực hiện châm cứu

Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh hết sức phức tạp, hiệu quả phụ thuộc phần lớn vào trình độ chuyên môn, kỹ thuật của bác sĩ.

Để đạt được hiệu quả trị liệu, quy trình thực hiện châm cứu cần tuân thủ đúng theo văn bản hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế.

Thông thường, quy trình châm cứu sẽ trải qua các bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: 

Xác định và sát trùng da vùng huyệt cần châm cứu

Chọn kim châm có độ dài phù hợp với độ dày của cơ vùng châm

  • Bước 2:

Châm kim nhanh qua da, đẩy kim từ từ theo vị trí, phương hướng đã xác định cho đến khi đạt “Đắc khí” (Khi đó người bệnh có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim. Người thực hiện châm cứu sẽ cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt được châm).

  • Bước 3:

Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa thi châm.

Theo dõi phản ứng sau châm cứu.

5/ Châm cứu ứng dụng trong điều trị xương khớp

Châm cứu điều trị xương khớp là phương pháp đã được ứng dụng từ rất lâu đời và là phương pháp điều trị rất phổ biến ở nước ta.

Xương khớp là bệnh lý liên quan đến hệ thống vận động cơ – xương – khớp. Đây là nhóm bệnh mãn tính, rất phổ biến, bao gồm hơn 100 loại bệnh cơ xương khớp khác nhau.

Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện cảm giác đau nhức hoặc tê mỏi ở vùng bị bệnh, cảm giác như có kiến bò trong các khớp xương, khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Đối với bệnh nhân xương khớp giai đoạn nặng có thể gặp phải một số biến chứng như biến dạng khớp, tê liệt chân tay, mất khả năng vận động,…

Quan điểm của YHCT về nguyên nhân gây bệnh xương khớp là do cơ thể không đủ chính khí để chống lại sự xâm nhập của các yếu tố phong, hàn, thấp nhiệt, táo, hỏa… vào các cơ quan tạng phủ. Các yếu tố phong hàn, thấp nhiệt sau khi xâm nhập vào cơ thể gây tắc nghẽn hệ thống kinh lạc, khí huyết, gây ảnh hưởng tới các tạng, nhất là tạng thận, can, tỳ. Từ đó, mới gây ra các triệu chứng sưng đau, tê buốt, nhức mỏi ở một khớp xương hoặc toàn thân.

Đặc biệt, ở những người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, chính khí hư hao, các chức năng tạng phủ suy yếu nên khí huyết giảm sút, không đủ nuôi dưỡng gân cốt, gây đau nhức, thoái hóa xương khớp, bại liệt.

Vì vậy, khi điều trị bệnh xương khớp, YHCT chú trọng vào lưu thông khí huyết, sơ thông hệ thống kinh lạc, loại trừ các yếu tố gây hại khỏi cơ thể, bồi bổ khí huyết, bổ 5 tạng 6 phủ để nâng cao chính khí, cân bằng âm dương để cơ thể khỏe mạnh bình thường trở lại.

Sử dụng châm cứu điều trị xương khớp sẽ giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị tận gốc căn nguyên bệnh. Phương pháp châm cứu sẽ tạo ra những kích thích vật lý, tác động tại chỗ vào hệ thống da, cơ, thần kinh, mạch máu giúp giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết.

  • Châm cứu có tác dụng giảm đau nhức xương khớp: tổn thương và giúp người bệnh giảm đau nhức từ bên trong. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, khi dùng kim châm cứu tác động vào các huyệt đạo, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone giảm đau tự nhiên là endorphin. Đặc biệt, khi châm cứu vào các huyệt đạo cũng sẽ kích thích cơ thể sản sinh hoạt chất steroid tự nhiên, có công dụng chống lại các ổ viêm nhiễm tại các khớp.
  • Hỗ trợ điều trị dứt điểm căn bệnh xương khớp: Để điều trị dứt điểm bệnh xương khớp, các bác sĩ YHCT thường kết hợp chỉ định phác đồ điều trị bằng bài thuốc nam kết hợp liệu pháp châm cứu. Phương pháp này không những giúp người bệnh tránh khỏi tác dụng phụ mà còn đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài, ổn định.

190122-1-1-113125-220119-27

Y học cổ truyền chia các bệnh xương khớp thành nhiều thể bệnh. Mỗi thể bệnh có triệu chứng và tính chất bệnh lý khác nhau. Tùy vào từng thể bệnh mà bác sĩ sẽ xác định những huyệt đạo cần châm cứu, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh.

  • Thể phong thấp nhiệt tý: Bác sĩ sẽ thực hiện châm cứu vào các huyệt Phong trì, Khúc trì, Phong môn, Hợp cốc, Huyết hải, Túc tam lý, A thị huyệt,…
  • Thể thấp nhiệt thương âm: Bác sĩ sẽ thực hiện châm cứu vào các huyệt như A thị huyệt, Phong trì, Khúc trì, Phong môn, Hợp cốc, Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao, Thái khê,…
  • Thể đàm ứ ở kinh lạc: Bác sĩ sẽ thực hiện châm cứu vào các huyệt như Phong môn, Đại chùy, Khúc trì, A thị huyệt, Hợp cốc, Huyết hải, Âm lăng tuyền, Huyền chung, Phong long, Túc tam lý,…
  • Bên cạnh đó, tùy thuộc vào loại bệnh lý xương khớp cụ thể, phác đồ châm cứu được áp dụng với những huyệt đạo cụ thể:
  • Châm cứu điều trị đau dây thần kinh tọa, bác sĩ châm cứu sẽ lựa chọn các huyệt để tác động như Thận du, Đại trường du, Thừa sơn, Ủy trung, Thừa phù, Trật biên, Mệnh môn, Túc tam lý,…
  • Châm cứu điều trị đau mỏi vai gáy, bác sĩ châm cứu sẽ lựa chọn các huyệt để tác động như Phong trì, A thị huyệt, Phong môn, Cách du, Khúc trì, Kiên ngung, Kiên tỉnh, Hợp cốc, Thiên tông, Huyết hải…
  • Châm cứu điều trị đau lưng, bác sĩ châm cứu sẽ lựa chọn các huyệt để tác động như Ủy trung, Thận du, Thứ liêu, Hoàn khiêu, Dăng lăng Tuyền, Yêu Dương Quan, Phong trì…
  • Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối, bác sĩ châm cứu sẽ lựa chọn các huyệt để tác động như Tất nhãn, Độc tỵ, Huyết hải, Lương khâu, Âm lăng tuyền, Tuyệt cốt, Thận du…
  • Châm cứu điều trị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ châm cứu sẽ lựa chọn các huyệt đạo ở chi trên (Kiên trung, Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan, Bát tà), huyệt đạo ở chi dưới (Hoàn khiêu, Huyền chung, Độc ty, Dương lăng tuyền), huyệt đạo ở khớp hàm dưới (Thính hội, Hợp cốc, Hạ quan), huyệt đạo ở cột sống (Ân môn, Á môn, Kỷ huyệt).
  • Châm cứu điều trị thoát vị địa đệm, bác sĩ châm cứu sẽ lựa chọn các huyệt đạo như Thận du, Đại trường du, Cách du, Giáp tích, A thị huyệt…

Ngoài ra, với mỗi tình trạng bệnh viêm nhiễm, tổn thương khác nhau cũng sẽ có giải pháp điều chỉnh, châm cứu khác nhau. Trường hợp bệnh nhân mới mắc bệnh, thầy thuốc tập trung vào loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lâu ngày, tái phát nhiều lần, thầy thuốc vừa phải điều trị bệnh đồng thời kết hợp bồi bổ khí huyết, phục hồi thể trạng suy yếu từ bên trong.

Châm cứu điều trị xương khớp là một trong những phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc, không gây biến chứng cũng như tác dụng phụ, đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao và an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh tuyệt đối không tự ý xử lý và tiến hành châm cứu tại nhà, có thể sẽ gây biến chứng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Đồng thời để hiệu quả hơn trong việc điều trị xương khớp, các bài thuốc y học cổ truyền, thường được áp dụng kết hợp cùng với phương pháp châm cứu, để đạt được hiệu quả một cách mạnh mẽ trong việc điều trị các bệnh xương khớp. Với sản phẩm Viên xương khớp Nibifa được kết hợp từ 10 vị thuốc đông y chuyên điều trị các bệnh về xương khớp, trong bài thuốc gia truyền của PGS TS Mai Tất Tố - cựu GV trường ĐHDHN, đặc biệt hơn trong viên xương khớp Nibifa có sự bổ sung của hai thành phần quan trọng như: 18 acid admin trong bột đạm thủy phân và tinh chất salicin trong vỏ liễu trắng, giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng viêm khớp, đau nhức xương khớp, tăng cường tái tạo collagen và hấp thụ canxi tốt hơn. Nibifa mong muốn sản phẩm viên xương khớp, được sản xuất theo quy trình đạt chuẩn GMP sẽ là sản phẩm hỗ trợ tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp