Những điều cần biết về bệnh vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống là một bệnh lý khá đặc trưng về tình trạng lão hóa xương khớp theo thời gian. Bệnh này cũng thường dễ bị nhầm lẫn với gai cột sống nên điều trị có thể không hiệu quả nếu hiểu sai. Vậy gai cột sống là gì? nguyên nhân và cách điều trị ra sao? tất cả những vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết trong nội dung sau!

Vôi hóa cột sống là bệnh như thế nào?

Vôi hóa cột sống là một bệnh nằm trong nhóm bệnh về tình trạng thoái hoá cột sống. Nó đặc trưng bởi việc dây chằng xung quanh thân đốt sống bị lắng đọng canxi, hình thành các mấu gai tại cạnh rìa của cột sống.

voi hoa cot song

Người từ 40 trở lên thường có tỷ lệ bị vôi hóa cột sống là cao nhất vì đây cũng chính là độ tuổi mà xương khớp bước vào giai đoạn lão hóa khá nhanh. Ngoài ra, bệnh này cũng có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi, tập trung vào nhóm người có đặc thù nghề nghiệp hoặc thói quen ít vận động trong thời gian dài khiến xương khớp không linh hoạt.

Mọi vị trí trên cột sống đều có nguy cơ bị vôi hóa. Tuy nhiên có hai vị trí dễ bị vôi hóa cột sống nhất là ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Trong đó:

  • Vôi hóa cột sống cổ: Có khả năng mắc cao bởi các đốt sống ở khu vực này đảm nhận chức năng xoay, ngửa, cúi, gập hay đơn thuần nhất là giữ thăng bằng trước áp lực từ trọng lượng từ phần đầu. Đặc biệt nếu bạn thường xuyên ngồi, đứng lâu, nằm sau tư thế khiến cổ - vai - gáy không được thoải mái, làm việc nặng dùng đến vùng đầu cổ vai… thì sẽ đẩy nhanh tốc độ vôi hóa.
  • Vôi hóa cột sống lưng: Đây là khu vực chịu áp lực cực lớn từ trọng lượng của toàn bộ phần trọng lượng cơ thể phía trên. Áp lực này sẽ còn tăng lên mỗi khi chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, mang vác nặng… Đặc biệt những người có đặc thù nghề nghiệp phải mang vác, xách nặng về lâu dài thường khiến cột sống lưng bị tổn thương và hình thành vôi hóa.

Giống như các bệnh lý về cột sống khác, vôi hóa cột sống này nếu được phát hiện và chữa sớm thì tỷ lệ khỏi sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu để bệnh phát triển do không chú tâm điều trị thì nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Thoát vị đĩa đệm: Tại vị trí dây chằng bị vôi hóa cũng ảnh hưởng đến khả năng đàn hồi của đĩa đệm nói chung. Theo thời gian, tình trạng mất nước ở bao xơ đĩa đệm tăng làm cho nó dễ bị nứt rách, tạo điều kiện cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, hình thành khối thoát vị.
  • Nguyên nhân vôi hóa cột sống do hẹp tủy sống: Quá trình lắng đọng canxi lâu ngày hình thành nên đoạn cột sống có khe bị hẹp, làm thay đổi trật tự cấu trúc trong cột sống, khiến các dây thần kinh, tủy sống, mạch máu bị  chèn ép trong lỗ hẹp gây đau và hàng loạt các triệu chứng thần kinh khác.
  • Chèn ép rễ thần kinh: Vị trí bị vôi hóa trên cột sống có thể làm gián đoạn hoặc ngắt quãng đường truyền dẫn tín hiệu thông tin từ não bộ xuống do rễ thần kinh tủy sống bị chèn ép. Tùy vào mức độ tổn thương mà nó có thể gây tê, rối loạn cảm giác nóng lạnh, yếu liệt chi, rối loạn thần kinh thực vật…
  • Rối loạn tiền đình: Trong vôi hóa cột sống cổ thường dẫn tới biến chứng này nhất. Bởi đây là vùng tập trung các dây thần kinh và mạch máu quan trọng. Nếu bị chèn ép, ngắt quãng thì ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tuần hoàn máu não, làm tín hiệu truyền dẫn thần kinh bị gián đoạn, khiến người bệnh bị chóng mặt, buồn nôn, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, mất khả năng thăng bằng...

voi hoa cot song2

Chẩn đoán tình trạng vôi hóa cột sống

Để chẩn đoán vôi hóa cột sống, các bác sĩ sẽ cần căn cứ vào triệu chứng trên lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.

Chẩn đoán lâm sàng

  • Cơn đau phân bố theo vị trí vôi hóa: Nếu vị trí vôi hóa ở cổ thì nó ảnh hưởng tới toàn bộ vùng cột sống cổ, vùng vai gáy, sau đầu, hai bên bả vai và có thể lan xuống hai cánh tay. Nếu vị trí vôi hóa ở thắt lưng thì có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng lưng trên, đau dọc theo rễ thần kinh tọa ở hai bên cơ thể, lan xuống vùng hông, mông, đùi, khoeo chân tới tận các ngón chân.
  • Tê bì chân tay: Nếu tủy sống bị chèn ép sẽ khiến cho người bệnh vôi hóa cột sống bị co cứng tại vị trí vôi hóa và cảm giác tê bì, kiến bò đến mất cảm giác ở các chi tương ứng. Nếu chèn ép nghiêm trọng thì gây rối loạn cảm giác nóng lạnh.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Đây là một biểu hiện nếu vôi hóa phát triển ở cấp độ nặng, dây thần kinh điều khiển chức năng đại tiểu tiện bị chèn ép làm cho khả năng điều khiển cơ bàng quang, ruột bị kém đi hoặc rối loạn.
  • Một số triệu chứng điển hình khác: Hoa mắt chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ, vận động kém…

Chẩn đoán cận lâm sàng

Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm, chụp chiếu sau để có kết quả chẩn đoán vôi hóa chính xác hơn:

  • X quang cột sống: Là phương pháp chụp chiếu phổ biến nhằm ghi lại những tổn thương trên cột sống cũng như các cơ quan xung quanh.
  • CT scan: Phương pháp này sẽ đưa ra các kết quả rõ hơn về cấp độ tổn thương trên cột sống, nguy cơ tiến triển biến chứng về sau.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Cho hình ảnh chẩn đoán chi tiết và chính xác nhất về vị trí vôi hóa trên cột sống, mức độ tổn thương của bệnh lý…
  • Xét nghiệm sinh hóa và tế bào máu ngoại vi nhằm tìm ra các yếu tố bất thường.

Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống

voi hoa cot song3

Lão hóa do tuổi tác là nguyên nhân gây vôi hóa cột sống hàng đầu

Bản thân bệnh lý này có thể là hậu quả tất yếu của quá trình lão hóa xương khớp do tuổi tác. Ngoài ra nó cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố vận động sai thành thói quen gây tổn thương xương khớp. Có thể liệt kê ra một số yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh vôi hóa cột sống là:

  • Chấn thương: Bất kỳ tai nạn nào ảnh hưởng đến cột sống đều có thể làm tăng nguy cơ vôi hóa cột sống nếu không được điều trị đúng cách, triệt để. Đây cũng có thể được hiểu là quá trình tăng sinh tế bào xương để bù đắp vào vị trí tổn thương. Nhưng vì một bất thường nào đó khiến cho tế bào xương bị sản sinh quá mức, gây lắng tụ canxi trên dây chằng, cột sống.
  • Lắng đọng calcipyrophosphat bất thường: Đây có thể là một bất thường trong cơ thể khiến cho hàm lượng canxi trong cơ thể tăng sinh không kiểm soát.
  • Vận động quá mức chịu đựng của cơ thể trong thời gian dài: Thường xuyên lao động nặng, luyện tập thể thao quá sức, vận động mạnh ở tư thế sai trong thời gian dài lâu dần hình thành nên các tổn thương trên xương khớp khó hồi phục.
  • Lười vận động: Không vận động khiến cho các khớp xương giảm biên độ vận động, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu tới nuôi dưỡng các khớp, tăng nguy cơ lão hóa và hình thành vôi hóa cột sống.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá mức làm áp lực tạo ra trên cột sống gia tăng và hình thành tổn thương trên xương khớp về  lâu dài. Đây là lý do vì sao những người béo phì khi “có tuổi” thường gặp các vấn đề về xương khớp hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Ăn không đủ chất, ăn thiếu hay thừa bất cứ chất nào đặc biệt là canxi thì nguy cơ mắc bệnh về xương khớp càng cao hơn.