Sụn, khớp và lão hóa: Những điều bạn cần biết
1. Thoái hóa sụn khớp và viêm khớp
- Khớp đầu gối
- Khớp hông
- Khớp tay
- Khớp đôi chân
- Khớp xương sống
2. Quá trình lão hóa tự nhiên
3.1. Tuổi tác
Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ phổ biến của viêm khớp. Theo CDC, vào năm 2040, ước tính 26% dân số Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên được bác sĩ chẩn đoán mắc một dạng viêm khớp. Gần 50% người trên 65 tuổi được bác sĩ thông báo mắc viêm khớp.Những người trẻ và năng động cũng có thể phát triển viêm khớp. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp là do chấn thương thể thao hoặc tai nạn. Tiền sử chấn thương hoặc tai nạn có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp trong tương lai.3.2. Cân nặng
Thừa cân có thể tạo thêm áp lực cho: khớp nối, sụn, xương. Áp lực này đặc biệt ảnh hưởng đến đầu gối và hông, làm hạn chế các hoạt động thể chất của bạn. Trong khi vận động thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ hàng ngày, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển viêm khớp.3.3. Tiền sử gia đình
Yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp. Nếu bạn có các thành viên trong gia đình đang sống chung với tình trạng này, nhiều khả năng bạn cũng phát triển viêm khớp.3.4. Giới tính
Theo CDC, hầu hết các loại viêm xương khớp phổ biến hơn ở phụ nữ,.3.5. Nghề nghiệp
Một số nghề nghiệp làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp, chẳng hạn như: xây dựng, nông nghiệp, lao công, buôn bán lẻ... Do đặc thù của công việc, người làm nghề phải sử dụng cơ thể nhiều hơn, khiến các khớp dễ bị hao mòn.- Dùng thuốc
- Tập thể dục
- Vật lý trị liệu
4.1. Thuốc uống trong điều trị viêm khớp
Một số người mắc bệnh viêm khớp cần dùng thuốc không kê đơn (OTC) để kiểm soát cơn đau. Ví dụ:- Acetaminophen (Tylenol)
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin).
4.2. Thuốc tiêm điều trị viêm khớp
Tiêm steroid có thể giúp giảm đau ở các khớp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, không nên làm dụng thuốc trong thời gian dài để tránh gây thêm tổn thương khớp.Đối với những người bị viêm khớp gối hoặc hông, Đại học Thấp khớp Hoa Kỳ (ACR) và Tổ chức Viêm khớp (AF) đặc biệt khuyến nghị tiêm vào khớp một loại corticosteroid được gọi là glucocorticoid. Tuy nhiên chưa đủ bằng chứng về tác dụng của tiêm glucocorticoid vào khớp bàn tay.Các glucocorticoid được FDA chấp thuận bao gồm:- Triamcinolone acetonide (Zilretta)
- Methylprednisolone (Depo-Medrol)
- Betamethasone (Celestone Soluspan)