Loại rau gia vị rẻ tiền cực tốt cho xương khớp

Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm thuốc. Xương sông có tác dụng trừ tanh hôi, tiêu đờm thấp, giúp tiêu hóa, trị phong thấp, mỡ máu, ho sốt, viêm họng…

Công dụng của xương sông

Xương sông còn có tên khác là xang sông, hoạt lộc thảo.

Tên khoa học là Blumea myriocephala DC., họ Cúc (Asteraceae).

Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm thuốc.

Bộ phận dùng: Lá non để ăn; lá bánh tẻ làm thuốc. Lá non gói chả hay nấu cá, thịt.

Xương sông - trị bệnh hô hấp, thấp khớp, mỡ máu - Ảnh 1.

Lá xương sông

 Thành phần hóa học: Xương sông có tinh dầu (khoảng 0,24%), thành phần chủ yếu: Methylthymol (94,96%). Tinh dầu xương sông có vị cay, tính ấm nên có tác dụng giảm hàn tà, thông kinh lạc.

Khi thời tiết thay đổi mà tấu lý (lỗ chân lông) không kín đáo, vệ khí (phân bổ khắp cơ thể chống lại sự xâm nhập của tà khí) không vững vàng thì hàn tà dễ xâm nhập gây bệnh. Phế nằm ở chỗ cao, chủ về hô hấp, khai khiếu ở mũi. Tà khí đầu tiên vào phế, gây bệnh ở phế như: sổ mũi, hắt hơi, ho đờm. Xông hơi lá xương sông để trục tà khí và thông lạc mạch.

Tính vị quy kinh: Vị đắng, cay, tính ấm; vào kinh phế.

Công năng chủ trịXương sông có tác dụng trừ tanh hôi, tiêu đờm thấp, giúp tiêu hóa; chữa ho sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, nôn mửa, đầy bụng, ho gà, viêm họng…

 

Để điều trị bệnh xương khớp từ xương sông, bạn có thể áp dụng các bài thuốc như:

- Tê nhức tứ chi: Uống nước sắc hạt xương sông mỗi ngày 15 – 20g chữa đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân…

- Trị chứng thấp khớp, đau nhức: Lấy 1 nắm lá xương sông (5-10 lá), đem đi rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải sạch chườm chỗ sưng đau, rất hiệu nghiệm. Lưu ý là thuốc chỉ có tác dụng khi còn ấm.

Loai rau gia vi re tien cuc tot cho xuong khop

 Ngoài ra, lá xương sông còn mang đến nhiều công dụng hữu ích khác.

Trị ho thông thường

Bạn lấy lá xương sông, húng chanh, hẹ mỗi thứ 10g cho vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm sẽ có tác dụng trị ho.

Chữa sốt cao

Bạn lấy lá xương sông và chua me đất mỗi loại 8g đem giã nhuyễn, hòa nước lọc lấy nước uống.

Chữa nổi mẩn khắp cơ thể

Bạn lấy lá xương sông và lá khế mỗi loại 12g, thêm 6g chua me đất đem đi giã nhuyễn, hòa với nước lọc rồi lấy nước uống. Phần bã có thể đem xoa khắp mình.

Chữa cảm, sốt, ho suyễn, đầy bụng, nôn mửa

Bạn lấy 15-20g lá xương sông khô đem sắc hoặc cho vào nước ấm, đun sôi để uống.

Chữa viêm họng

Bạn lấy 5-10 lá xương sông bánh tẻ, giấm ăn 20-30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Đem lá xương sông đi rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ để giải phóng tinh dầu sau đó đem nhúng vào giấm để ngậm. Mỗi ngày làm 5-7 lần sẽ thấy hiệu quả.

Chữa dị ứng, nổi mề đay

Bạn lấy khoảng 5-10 lá xương sông và lá khế, lấy lá chua me với lượng bằng ½ lá xương sông sau đó đem đi rửa sạch, giã nát, hòa nước uống. Phần bã dùng để xoa lên chỗ nổi mề đay.

Loai rau gia vi re tien cuc tot cho xuong khop-Hinh-2

Chữa chảy máu cam

Bạn lấy 2-3 lá xương sông rửa sạch, vò nát rồi nhét vào lỗ mũi hiệu quả rất nhanh.

Chữa đầy bụng khó tiêu

Bạn lấy 30g lá xương sông, 30g tía tô, 10g sinh khương, 10g hậu phác, 10g trần bì, 10g chỉ xác cho vào ấm, đổ 3 bát nước vào nấu sôi khoảng 10 phút rồi rót ra bát uống dần.

Lưu thông khí huyết

Bạn hãm nước hạt xương sông hoặc sắc nước loãng để uống. Tuy nhiên không nên dùng lâu vì nó có thể gây tác dụng phụ như khô háo trong người, gây táo bón.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm món ăn chữa bệnh có lá xương sông.

Chả thịt rắn

Rắn đem bỏ đầu, đuôi, lột da, bỏ hết tạng phủ, róc lấy thịt, băm vụn với rau ngổ và lá xương sông rồi đem vo viên, bọc lá xương sông hay lá lốt, nướng. Nên ăn nóng với các loại rau thơm để trị phong thấp.

Chả trai nướng

Lấy thịt con trai băm với thịt heo, gói lá xương sông đem nướng sẽ có tác dụng tiêu thực, chống dị ứng, cải thiện tình trạng suy giảm tình dục.

Thịt bò gói xương sông

Món này đem nướng trên bếp, ăn thường xuyên giúp giảm mỡ máu cao.

Theo Trần Thu Thủy/Khoevadep