Sụn Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Thông Tin Cần Biết

Sụn đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống xương khớp của con người. Để tìm hiểu sụn là gì, có cấu tạo như thế nào cũng như có những cách bảo vệ sụn chắc khỏe ra sao, bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Sụn là gì? Có các loại sụn nào?

Sụn là mô liên kết trơn, có đặc tính đàn hồi, mềm và không có mạch máu, dây thần kinh. Sụn giống như một lớp gel cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho tế bào. Vì thế, sụn chính là mô liên kết mạnh mẽ và linh hoạt. Sụn có thể được tìm thấy ở nhiều vị trí trên cơ thể của con người như ở đoạn cuối của xương sườn, giữa xương khuỷu tay, đầu gối, tai, mũi, đường thở, giữa các đốt sống…

sun-3

Sụn được tạo nên từ những tế bào có tên là chondrocytes. Tế bào này tạo ra một lượng chất nền gồm các sợi elastin, sợi collagen… Bởi thiếu các mạch máu nên sụn sẽ có sự phát triển chậm hơn với các mô khác trong cơ thể.

Sụn được chia thành các loại chính như sau:

  • Sụn hyalin: Lớp sụn này có mô liên kết với độ ma sát thấp và chịu sự bào mòn ở các khớp. Lớp sụn có tác dụng chịu đựng lực và phân phối trọng lượng của cơ thể. Sụn hyalin có mô cứng, cao su, mềm dẻo và có khả năng tái sinh rất kém.
  • Sụn đàn hồi: Lớp sụn này sẽ mềm dẻo hơn so với hyalin. Lớp sụn này thường được thấy ở tai, nắp thanh quản, thanh quản.
  • Sụn sợi: Lớp sụn này cứng, không linh hoạt và thường thấy ở giữa đầu gối, các đốt sống.
  • Sụn khớp: Đây là lớp sụn hyalin nằm ở bề mặt của xương. Nó có vị trí nằm ở các vùng bao gồm vùng chuyển tiếp, vùng sâu, vùng vôi hóa và vùng tiếp tuyến bề mặt.

Quá trình hình thành và phát triển sụn

Sụn là một phần rất quan trọng của xương khớp và được hình thành từ mô trung bì cô đặc. Nguồn gốc chính là từ lớp trung bì của thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ. Mô liên kết sẽ trải qua quá trình biệt hóa để tạo thành tế bào mô liên kết trong cơ thể. Cụ thể sụn sẽ phát triển theo các quá trình như sau:

  • Tăng trưởng xen kẽ: Đây là quá trình phát triển của sụn bao gồm các bước như phân chia tế bào, tổng hợp chất nền ngoại bào, mở rộng ma trận sụn ngay bên trong.
  • Tăng trưởng bổ sung: Quá trình này bao gồm các bước như phân chia tế bào hoặc nguyên bào, tổng hợp chất nền ngoại bào, mở rộng chu vi của sụn.

Giải phẫu cấu tạo của sụn

Giải phẫu cấu tạo của sụn bao gồm các thành phần chính như:

  • Tế bào sụn: Mỗi ổ sụn có chứa các tế bào sụn thuộc cùng nhóm. Tế bào sụn có nhân hình cầu, có từ 1 đến 2 nhân.
  • Chất căn bản: Chất căn bản có các thành phần bao gồm protein, lipid, proteoglycan… Nước trong chất căn bản có đến 80%, muối khoáng khoảng 0,9 đến 4%.
  • Sợi liên kết: Sụn có các loại chính đó là sụn xơ, sụn trong, sụn chun. Phụ thuộc và thành phần mà các sợi liên kết trong sụn sẽ khác nhau.
  • Màng sụn: Các loại sụn đều có chứa một lớp màng sụn bao bọc xung quanh. Màng sụn bao gồm lớp sợi collagen, lớp tế bào sợi non, tế bào trung mô…

Chức năng của sụn là gì?

Sụn đảm nhận rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể con người, cụ thể:

  • Sụn tạo nên hình dáng cho các cơ quan trong cơ thể như tai, lỗ mũi và giúp chính có khả năng linh hoạt.
  • Sụn giúp nối kết xương sườn, xương ức và tạo nên sự linh hoạt cho lồng ngực và giúp lồng ngực có thể giãn nở lúc thở.
  • Sụn chịu lực đốt sống, hông, đầu gối và giúp phân tán đều đặn trọng lượng trong cơ thể.
  • Đệm giúp chuyển động trượt, làm giảm ma sát ở các đầu xương.

sun-5

Nguyên nhân làm tổn thương sụn

Sụn có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong hệ thống xương khớp. Tuy nhiên sụn cũng rất dễ bị tổn thương từ nhiều nguyên do khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tổn thương sụn mà bạn cần biết:

  • Tổn thương khớp: Các chấn thương ở đầu gối có thể làm lớp sụn bị vỡ, hư hại. Hơn nữa, sụn không có các mạch máu nên quá trình làm lành rất chậm.
  • Tăng cân, béo phì: Tăng cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây tổn thương sụn mà bạn nên lưu ý. Bởi sụn có vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị tổn thương khi cơ thể tăng cân quá mức.
  • Vận động quá mức: Vận động nhiều, làm việc quá sức có thể khiến các lớp sụn ma sát nhiều và gây tổn thương. Điều này sẽ khiến lớp sụn dần bị bào mòn và tổn thương.
  • Thoái hóa xương khớp: Thoái hóa xương khớp là quá trình lão hóa xương trong cơ thể. Lúc này lớp sụn sẽ bị mỏng dần và bào mòn dẫn đến tổn thương nghiêm trọng. Các lớp xương có thể cọ xát vào nhau và gây đau đớn dữ dội.
  • Viêm sụn sườn: Tình trạng này sẽ gây đau nhức dữ dội và xảy ra khá phổ biến hiện nay.

Sụn rất dễ bị tổn thương, đặc biệt ở người lớn tuổi. Vì thế bạn cần lưu , hạn chế tổn thương gây hại cho sụn ở mức tối đa.

Các cách kích thích sự phát triển của sụn mới

Sụn có thời gian tự làm lành rất lâu bởi không có mạch máu. Do vậy, để giúp sụn hồi phục nhanh chóng thì cần có các biện pháp y tế chuyên khoa như:

  • Tạo vết nứt vi mô: Bác sĩ sẽ loại bỏ lớp sụn bị hư hỏng và tạo các lỗ nhỏ dưới xương sụn. Lúc này, nguồn cung cấp máu mới sẽ được đưa đến và đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương ở mô sụn.
  • Khoan: Bác sĩ cũng tạo một số lỗ nhỏ ở dưới sụn để cung cấp máu và làm lành tổn thương bên trong. Từ đó, sụn mới sẽ có đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển.
  • Cấy ghép tế bào autograft tự thân: Bác sĩ sẽ lấy một miếng sụn khỏe mạnh từ vùng không chịu tác động từ trọng lượng của cơ thể. Miếng sụn này sẽ được đắp lên vị trí bị tổn thương.
  • Cấy ghép allograft trong tủy xương: Đây là phương pháp lấy từ người hiến xác chứ không phải được lấy từ người bệnh. Vì thế, phương pháp này sẽ có công dụng điều trị các vùng bị tổn thương 

Biện pháp chăm sóc sụn khỏe mạnh

20210305_043949_796712_tap-the-duc-ngua-la.max-1800x1800

Chăm sóc và bảo vệ lớp sụn khỏi các tổn thương là điều mà bất kỳ ai cũng nên làm, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn chăm sóc và bảo vệ sụn thật khỏe mạnh:

  • Ăn uống lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn có sụn khớp khỏe mạnh. Bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm bổ sung vitamin như trái cây, rau củ, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào quá nhiều.
  • Hoạt động thể chất: Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì một lớp sụn khớp khỏe mạnh. Bạn nên dành khoảng 30 phút vận động mỗi ngày để tăng cường linh hoạt, dẻo dai cho sụn khớp.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý: Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý sẽ giúp bạn duy trì hệ thống xương khớp khỏe mạnh. Vì tăng cân chính là nguyên nhân khiến xương khớp bị tổn thương rất nhiều.
  • Giữ tư thế hợp lý: Giữ một tư thế làm việc, đi đứng, vận động hợp lý sẽ giúp cấu trúc xương khớp, sụn phát triển một cách bền vững và hạn chế gây ra các bệnh lý về xương khớp, sụn.

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn thông tin về sụn cũng như cách bảo vệ sụn khớp chắc khỏe. Khi bị tổn thương sụn khớp nặng, bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh triệt để, tránh để tổn thương sụn khớp nghiêm trọng.