Tủy xương và chức năng của tủy xương

Xương thuộc hệ thống cơ xương khớp và thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, giúp hỗ trợ trọng lượng cơ thể và giúp bạn chuyển động. Xương cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất tế bào hồng cầu và dự trữ chất béo.

Tuỷ xương là một mô xốp hoặc nhớt nằm ở bên trong xương của bạn. Có 2 loại tuỷ xương:

  • Tuỷ đỏ: hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu

  • Tuỷ vàng: giúp lưu trữ chất béo

Chức năng của tuỷ đỏ

Tuỷ đỏ tham gia vào quá trình tạo máu. Các tế bào gốc tạo máu có trong tuỷ đỏ có thể phát triển thành nhiều loại tế bào màu khác nhau, bao gồm:

  • Tế bào hồng cầu: đây là những tế bào giúp mang máu giàu oxy đến mọi tế bào khác của cơ thể. Tế bào hồng cầu già có thể bị phá huỷ ở tuỷ đỏ nhưng việc này thường diễn ra ở gan và lách

  • Tiểu cầu: hỗ trợ quá trình đông máu, dự phòng tình trạng chảu máu quá mức.

  • Bạch cầu: có rất nhiều tế bào bạch cầu khác nhau. Tất cả đều giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Khi bạn lớn tuổi hơn, tuỷ đỏ sẽ dần được thay thế bởi tuỷ vàng. Ở tuổi trưởng thành, tuỷ đỏ chỉ có thể được tìm thấy tại một số xương, bao gồm:

  • Xương sọ

  • Xương sống

  • Xương sườn

  • Cuối xương cánh tay

  • Xương ức

  • Xương chậu

  • Cuối xương đùi

  • Cuối xương cẳng chân

  • Chức năng của tuỷ vàng

Tuỷ vàng tham gia vào quá trình dự trữ chất béo. Chất béo trong tuỷ vàng được dự trữ tại các tế bào tạo mỡ. Khi cần thiết, lượng chất béo này sẽ được sử dụng để tạo ra năng lượng cho cơ thể.

Tuỷ vàng cũng có chứa các tế bào gốc trung mô. Đây là những tế bào có thể phát triển trong xương, mỡ, dây chằng hoặc các tế bào cơ.

Theo thời gian, tuỷ vàng sẽ thay thế dần tuỷ đỏ. Do vậy, đa số các xương ở người trưởng thành sẽ có chứa tuỷ vàng.

Tình trạng nào sẽ ảnh hưởng đến tuỷ xương?

Tuỷ xương rất quan trọng để sản xuất ra các tế bào máu. Do đó, có rất nhiều tình trạng có thể ảnh hưởng đến tuỷ xương. Trong số đó, có rất nhiều tình trạng ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu được tạo ra ở tuỷ xương. Các triệu chứng thường gặp của các tình trạng này bao gồm:

  • Sốt: là hậu quả của việc không có đủ tế bào bạch cầu khoẻ mạnh.

  • Mệt mỏi hoặc suy nhược: là hậu quả của việc thiếu hemoglobin – loại protein mang oxy trong tế bào hồng cầu

  • Tăng khả năng nhiễm trùng: do có ít thế bào bạch cầu

  • Khó thở: giảm hồng cầu có thể dẫn đến việc ít khí oxy được mang đến các mô của cơ thể hơn

  • Dễ chảy máu và bầm tím: do có ít tiểu cầu – tế bào tham gia vào quá trình đông máu.

5a6efdc6-8441-483b-9d87-3d84be1ba58e

Dưới đây là một số tình trạng cụ thể ảnh hưởng đến tuỷ xương:

Leukemia

Leukemia là một loại ung thư có thể ảnh hưởng đến cả tuỷ xương và hệ bạch huyết

Bệnh xảy ra khi các tế bào máu bị đột biến gen, khiến chúng phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào máu khoẻ mạnh. Theo thời gian, những tế bào này sẽ lấy mất các chất dinh dưỡng của các tế bào tuỷ xương khoẻ mạnh.

Leukemia có thể là bệnh cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào tốc độ phát triển của bệnh. Chưa rõ nguyên nhân gây bệnh leukemia là gì, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh, bao gồm:

  • Phơi nhiễm với một số hoá chất

  • Phơi nhiễm với các chất phóng xạ

  • Một số bệnh di truyền, ví dụ như bệnh Down.

Thiếu máu không tái tạo

Thiếu máu không tái tạo xảy ra khi tuỷ xương không sản xuất đủ các tế bào máu mới. Bệnh có thể xảy ra do các tế bào gốc trong tuỷ xương bị tổn thương, khiến chúng khó tăng trưởng và phát triển thành các tế bào máu mới. Tổn thương các tế bào gốc có thể là do:

  • Mắc phải: như do phơi nhiễm với các chất độc, chất phóng xạ hoặc các bệnh truyền nhiễn, ví dụ như Epstein Barr hoặc cytomegalo virus

  • Di truyền: ví dụ như thiếu máu Fanconi

Rối loạn tăng sinh tuỷ

Rối loạn tăng sinh tuỷ xảy ra khi các tế bào gốc trong tuỷ xương phát triển bất bình thường, dẫn đến một loạt các bất thường trong tế bào máu.

Có rất nhiều loại rối loạn tăng sinh tuỷ, bao gồm:

  • Nguyên phát: tế bào hồng cầu không phát triển bình thường và có hình dạng bất thường. Việc này cũng có thể sẽ làm giảm sản xuất hồng cầu.

  • Bệnh đa hồng cầu: tuỷ xương sản xuất quá nhiều hồng cầu, lượng hồng cầu thừa sẽ tích tụ tại lách, gây sưng phù và đau đớn. Ngứa cũng là một triệu chứng phổ biến, có thể là vì cơ thể giải phóng histamine một cách bất thường.

  • Tăng tiểu cầu bản chất: tuỷ xương sản xuất quá nhiều tiểu cầu, khién máu bị đặc và quánh, làm chậm tốc độ tuần hoàn của toàn cơ thể

  • Hội chứng tăng eosinophil tự phát: tuỷ xương sản xuất quá nhiều eosinophil. Đây là một loại tế bào bạch cầu tham gia vào phản ứng dị ứng và tiêu diệt vi sinh vật. Tăng eosinophil có thể gây ngứa hoặc sưng phù quanh mắt và môi.

  • Bệnh của tế bào mast: do có quá nhiều tế bào mast. Có quá nhiều tế bào mast có thể ảnh hưởng đến chức năng da, lách, tuỷ xương hoặc gan.