Vì sao đau vai gáy vào mùa lạnh
1. Vì sao đau mỏi vai gáy vào mùa lạnh
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn ( Nibifa), khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp khiến lưu thông máu trong cơ thể kém hơn, vùng vai gáy cũng bị ảnh hưởng dẫn đến thiếu máu và dịch nuôi xương khớp. Thời tiết lạnh còn gây co cứng cơ vai gáy khiến tái phát đau cột sống ở những người từng bị bệnh.
Thời tiết lạnh còn là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh qua đường hô hấp. Đặc biệt triệu chứng ho, hắt hơi cũng là nguyên nhân khiến đau vai gáy mùa lạnh nghiêm trọng hơn.
Tình trạng đau vai gáy vào mùa lạnh mỗi người thường khác nhau bởi nguyên nhân gây bệnh lý và tình trạng sức khoẻ của từng cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của cơn đau vai gáy tăng lên khi đi đứng, ngồi quá lâu ở một tư thế hoặc khi vận động cơ quá mức. Cơn đau kéo dài là dấu hiệu cho thấy đây là bệnh lý nặng, lúc này người bệnh cần đi khám và điều trị bệnh sớm để tránh gây ảnh hưởng tới hoạt động, sinh hoạt thường ngày.
Đau cổ vai gáy vào mùa lạnh
2. Giảm đau vai gáy vào mùa lạnh như thế nào?
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn, khi thấy đau vai gáy người bệnh nên đi khám bác sĩ tránh để tình trạng này kéo dài. Đặc biệt cần kiểm tra xương cột sống cổ hoặc dây thần kinh có bị chèn ép hay không, nếu có sẽ cần bác sĩ can thiệp khắc phục sớm.
Ngoài ra khi thấy đau nhức vai cổ gáy người bệnh nên chú ý:
Hạn chế vận động cổ và vai gáy quá mức. Nên vận động xoay cổ - vai gáy một cách nhẹ nhàng tránh hệ thống dây thần kinh bị tổn thương nặng hơn. Hạn chế quay đầu mạnh đến khi cơn đau vai gáy biến mất.
Không để cơ thể nhiễm lạnh vùng đau vai gáy hoặc mắc bệnh đường hô hấp. Giữ ấm vùng cổ, đầu, tai, chân tay để khí huyết được lưu thông tốt. Hạn chế ngồi trực tiếp dưới máy lạnh, điều hoà, quạt hơi nước tránh làm các cơ bị co cứng, gây đau vai gáy nặng hơn.
Sử dụng đèn chiếu hồng ngoại, khăn ấm để chườm vùng cổ vai gáy để các mạnh máu được giãn nở tốt và lưu thông khí huyết. Có thể xoa bóp nhẹ nhàng từ 10 -15 phút mỗi ngày tại khu vực đau cổ vai gáy để thư giãn và giảm các cơn đau
Nên tắm nước ấm trong phòng kín để giúp các mạch máu giãn nở tốt, lưu thông khí huyết, giảm và tránh đau cổ vai gáy.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn các trường hợp đau vai gáy không quá nặng hoặc có liên quan đến tình trạng thiếu máu, co mạch thì các biện pháp hỗ trợ trên có tác dụng giảm đau hiệu quả. Song nếu đau vai gáy tiếp tục tái phát, bệnh nhân vẫn cần đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị triệt để.
Với cơn đau vai gáy nặng hơn, bệnh nhân có thể cần sử dụng đến thuốc giảm đau, giả viêm hoặc miếng dán Salonpas. Tuy nhiên khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả dùng tốt nhất và cơ thể ít bị ảnh hưởng tác dụng phụ nhất.
3. Các biện pháp phòng ngừa đau cổ vai gáy
Đề phòng tránh đau vai gáy, theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn, mọi người nên thường xuyên vận động thể thao với những bài tập phù hợp. Có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý tránh làm việc quá lâu ở một tư thế.
Ngoài ra đối với người ngồi làm việc, đánh máy hoặc đọc sách đúng tư thế không nên gập cổ quá lâu hoặc gập cả thân người.
Thường xuyên áp dụng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất Vitamin và khoáng chất như sử dụng NibiAmin Gold
Sử dụng Xương Khớp Nibifa để hỗ trợ việc điều trị những cơn đau cổ vai gáy một cách hiệu quả
Xương Khớp Nibifa giúp giảm đau vai gáy hiệu quả
Xương Khớp Nibifa là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Ninh Bình (NIBIFA). Sản phẩm gồm 10 loại thảo dược (Bài thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp), chiết xuất từ vỏ liễu trắng (chứa salicin - hỗ trợ giảm đau, chống viêm) nên viên xương khớp NIBIFA có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau xương khớp cho người bệnh xương khớp.
* Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm viên Xương Khớp Nibifa liên hệ số điện thoại 18001570.
* Giấy phép quảng cáo số 3352/2021/XNQC-ATTP do Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 30/11/2021.
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.