Đau khớp ngón tay - nguyên nhân và giải pháp khắc phục

1. Đau khớp ngón tay là gì?

Nhiều người hay gặp phải hiện tượng đau khớp ngón tay vào buổi sáng. Có trường hợp bị đau khớp ngón tay cái, đau khớp ngón tay giữa, đau khớp ngón tay trỏ, đau khớp ngón tay áp út và đau khớp ngón tay út. Tình trạng này khiến người mắc phải lo lắng, không biết là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Thực tế, gốc ngón tay là vị trí thường xuyên xuất hiện tình trạng đau khớp ngón tay. Khi thực hiện việc nắm, chụp một vật nào đó hoặc dùng lực ngón tay. Ban đầu, chỉ là những cơn đau xuất hiện khi người bệnh thực hiện một hoạt động liên tục đến những ngón tay như cầm, nắm, gõ bàn phím máy tính quá lâu,… Khi đang hoạt động thì cơn đau sẽ giảm bớt, nhưng chỉ cần nghỉ ngơi vài phút là cơn đau và cứng khớp sẽ tăng lên.

Xương Khớp Nibifa - đau ngón tay

Sau đó, tình trạng đau khớp ngón tay ngày càng gia tăng, dẫn đến đau toàn bộ tay. Ở mức độ nặng hơn, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức hoặc tê buốt như bị kim châm. Mức độ nặng nhất, chứng đau khớp ngón tay còn có những biểu hiện ra bên ngoài. Chẳng hạn như sưng khớp ngón tay, sưng đầu ngón tay.

Thậm chí, người bệnh có thể gặp phải tình trạng sưng tấy kéo dài liên tục. Khiến bệnh nhân đau đớn, không thể làm bất cứ công việc gì. Do đó, việc xác định chính xác được nguyên nhân sẽ giúp tìm ra biện pháp điều trị phù hợp.

2. Các nguyên nhân gây đau khớp tay

Hiện tượng đau cứng khớp ngón tay vào buổi sáng, đau khớp ở ngón tay giữa, đau khớp ngón tay đeo nhẫn,… do chấn thương bởi ngoại lực hoặc nội sinh. Những cơn đau này còn có thể do các bệnh lý như tiểu đường, viêm khớp,… gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra đau khớp ngón tay:

Do chấn thương: Trong sinh hoạt hàng ngày, khi chơi thể thao, trong quá trình làm việc có thể xảy ra va chạm mạnh khiến khớp ngón tay bị đau và viêm nhiễm.

Bệnh viêm khớp: Bệnh này gây ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, nên người bệnh dễ dàng cảm nhận các cơn đau tại ngón tay. Bạn có thể bị viêm khớp ngón tay cái, viêm khớp ngón tay giữa, viêm khớp ngón tay út, viêm khớp ngón tay trỏ. Bệnh gây ra những cơn đau nhức, cứng mỏi khớp và gây hạn chế vận động.

Nhiễm khuẩn: Virus, vi khuẩn có trong máu tác động đến bao hoạt dịch quanh khớp và gây viêm đau khớp. Tình trạng nhiễm khuẩn lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng như: Áp xe, viêm tủy xương, viêm mô tế bào,…

Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân chủ yếu do môi trường, chế độ ăn uống, sinh hoạt tác động. Hội chứng ống cổ tay là tập hợp của những bệnh thần kinh ngoại biên.

Yếu tố tuổi tác: Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh về xương khớp càng lớn. Quá trình lão hoá cơ thể sẽ kéo theo hệ thống xương khớp và dây chằng dần suy yếu.

3. Các triệu chứng đau khớp ngón tay

Những triệu chứng của đau khớp ngón tay thường xuất hiện âm thầm với diễn tiến từ từ. Sau đó tăng dần theo tần suất cũng như mức độ bệnh. Các dấu hiệu nhận biết trình trạng đau khớp ngón tay thường như sau:

Đau đớn

Trong giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau, nóng rát ở ngón tay. Cơn đau này thường xảy ra sau một ngày bạn hoạt động, sử dụng tay nhiều hơn bình thường. Những cơn đau ở giai đoạn đầu có thể tự biến mất.

Tuy nhiên, khi tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng, phần sụn sẽ bắt đầu bị bào mòn nhiều hơn. Nên bạn có thể bị đau ngay cả khi không sử dụng tay, hoặc có sử dụng rất ít. Cơn đau xuất hiện lúc đang ngủ cũng có thể dễ dàng khiến bạn thức giấc.

Sưng khớp

Ngón tay của chúng ta có các mô và sụn có chức năng bảo vệ các khớp xương mỏng. Khi khớp hoạt động quá mức hoặc bị tổn thương khiến các mô dọc theo khớp có thể bị sưng lên. Khi đó, ngón tay có thể trông to hơn bình thường.

Ngoài ra, tình trạng sưng có thể do tăng dịch khớp. Bình thường, dịch khớp hoạt động như một phần đệm trong khớp. Nhưng với người bệnh viêm khớp, dịch khớp có thể được sản sinh ra quá nhiều. Chúng gây nên sưng đau và hạn chế khả năng chuyển động của bệnh nhân.

Cứng khớp

Tình trạng viêm đau khớp ở ngón tay giữa có thể gây cứng khớp. Nguyên nhân do mô và sụn bị sưng, khiến khớp ngón tay không thể vận động thoải mái. Đau khớp ngón tay thường xảy ra sau khi hoạt động cả một ngày dài, các khớp bị căng nhiều hơn bình thường.

Nóng đỏ da

Khớp bị tổn thương, có thể khiến dây chằng và các mô xung quanh khớp bị viêm. Khiến vùng da xung quanh khớp trở nên nóng và đỏ.

Biến dạng khớp

Sụn trong khớp có thể bị mòn không đều, các mô và dây chằng trở nên yếu hơn. Các yếu tố này gây ra sự biến dạng ở ngón tay và bàn tay của bạn. Bệnh càng tiến triển nặng thì sự biến dạng càng rõ rệt.

4. Sự nguy hiểm của chứng đau khớp ngón tay.

Các khớp ngón tay bị biến dạng, dần dần hỏng hoàn toàn các khớp ngón tay.

Bị hoại tử các ngón tay hoặc đốt tay. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để cắt bỏ phần bị hoại tử đi.

Vi khuẩn tại các ổ khớp gây ra tình trạng nhiễm trùng máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Đau khớp ngón tay có thể dẫn đến nhiễm trùng phần mềm và nguy cơ hoại tử vùng da.

Đau khớp ngón tay gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bản thân là nên đi thăm khám bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở tay. Thăm khám sớm sẽ cho kết quả chính xác tình trạng bệnh, từ đó tìm ra phương án điều trị phù hợp.

Xương Khớp Nibifa - vui khoẻ cả nha

5. Giải pháp giảm đau nhức khớp ngón tay

Gừng tươi

Gừng là một gia vị quen thuộc, không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình Việt. Loại củ này còn giúp người bệnh xoa dịu nhanh các cơn đau do bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau mỏi lưng,… nên được xem là một trong những bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp ngón tay hiệu nghiệm.

Chuẩn bị: Gừng tươi, muối.

Cách thực hiện:

Dùng 1 vài củ gừng cạo sạch vỏ, rồi đập dập.

Đun một nồi nước vừa phải, đến khi sôi thì cho muối và gừng vào.

Để nước nguội bớt, cho tay vào ngâm trong thời gian 20 – 30 phút.

Người bệnh kiên trì thực hiện mỗi ngày để phát huy tác dụng.

Có thể dùng gừng để ngâm chân với nước ấm vào mỗi tối, có công dụng phòng ngừa nhiều bệnh.

Cây xương rồng gai

Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng cây xương rồng gai để trị đau nhức xương khớp. Loại cây này mọc dại, dễ kiếm đặc biệt ở các vùng nông thôn. Cây xương rồng gai có khả năng giảm sưng viêm, đau nhức và thoát vị đĩa đệm xương khớp.

Chuẩn bị: 2 -3 nhánh xương rồng gai, muối.

Cách thực hiện:

Rửa sạch xương rồng gai, loại bỏ gai rồi đập dập.

Bắc chảo lên bếp, đun nóng chảo rồi bỏ xương rồng vào đảo, thêm một chút muối.

Đảo đều đến khi hỗn hợp nóng thì bỏ vào miếng vải mỏng.

Dùng đắp lên vùng khớp ngón tay bị sưng đau, thực hiện 4 – 5 lần/tuần.

Lá lốt

Lá lốt có khả năng chữa bệnh đau khớp do phong thấp, thay đổi thời tiết, chân tay tê bại và ra nhiều mồ hôi. Loại thảo dược này có công dụng chính là ôn trung, chỉ thống, trừ thấp, tán hàn. Do đó, sử dụng lá lốt để làm giảm nhanh các triệu chứng đau khớp ngón tay.

Chuẩn bị: 5 – 10gr lá lốt tươi.

 Cách thực hiện:

Đem lá lốt đi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 10 phút để loại bỏ hết vi khuẩn.

Cho lá lốt cùng 2 bát nước vào nồi, đun đến khi còn nửa bát thì tắt bếp.

Chia nước thuốc uống đều trong ngày, nên uống khi còn ấm và sau bữa tối.

Kiên trì thực hiện trong 10 ngày để các triệu chứng từ từ thuyên giảm.


TP BVSK Xương Khớp Nibifa – giảm đau những khớp tay

Xương Khớp Nibifa

Xương Khớp Nibifa với thành phần chính là bài thuốc cổ truyền chủ trị đau nhức xương khớp, Salicin giúp kháng viêm giảm đau và Đạm thuỷ phân bồi bổ cơ thể bằng các loại axit amin.

 Sản phẩm bồi bổ khí huyết, giúp mạnh gân cốt, góp phần gìn giữ các khớp xương cho người dùng.

Sản phẩm đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc

Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm viên xương khớp xem tại đây: http://nibifa.vn/

Hoặc liên hệ số điện thoại 18001570.

Giấy phép quảng cáo số 3352/2021/XNQC-ATTP do Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 30/11/2021.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.