Phân biệt thoái hóa cột sống lưng với bệnh khác và cách phòng ngừa hiệu quả

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý xương khớp mạn tính thường gặp ở những người cao tuổi. Bệnh xuất hiện do quá trình lão hóa của các đĩa đệm và đốt sống khiến phần cột sống biến dạng và gây ra các cơn đau ở vị trí này.

Thoái hóa cột sống lưng tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm.

Quá trình thoái hóa cột sống lưng là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động …

Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa cột sống lưng nhận biết chủ yếu dựa vào những dấu hiệu lâm sàng cứng cột sống vào buổi sáng. Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống.

Đau cột sống lưng do thoái hóa không có hiểu hiện triệu chứng toàn thân như sốt, thiếu máu, gầy sút cân. Nói chung bệnh nhân đau khu trú tại cột sống. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Trường hợp hẹp ống sống thì người bệnh có biểu hiện đau cách hồi thần kinh, bệnh nhân đau theo đường đi của dây thần kinh tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau.

Cần phân biệt thoái hóa cột sống lưng với các bệnh lý khác

 Thoái hóa cột sống lưng để chẩn đoán các bác sĩ dựa vào các biểu hiện lâm sàng và các bác sĩ sẽ chỉ định chẩn đoán hình ảnh trong đó dựa vào kết quả X quang, xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hóa, chụp cộng hưởng từ cột sống...

 ‎Tuy nhiên cần phân biệt thoái hóa cột sống lưng với các bệnh lý khác. Trường hợp đau cột sống có biểu hiện viêm: Bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân như: sốt, thiếu máu, gầy sút cân, hạch ngoại vi... cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý dưới đây:

 -Bệnh lý cột sống (đặc biệt viêm cột sống dính khớp): Người bệnh hay gặp là nam giới, trẻ tuổi, đau và hạn chế các động tác của cột sống thắt lưng cùng, X quang có viêm khớp cùng chậu…

 - Viêm đốt sống đĩa đệm (do nhiễm khuẩn hoặc do lao); Người bệnh đau tính chất kiểu viêm, đau liên tục, kèm theo dấu hiệu toàn thân; X quang có diện khớp hẹp, bờ khớp nham nhở không đều; cộng hưởng từ có hình ảnh viêm đĩa đệm đốt sống…

 - Ung thư di căn xương: Khi đó bệnh nhân đau mức độ nặng, kiểu viêm; kèm theo dấu hiệu toàn thân, X quang có hỷ xương hoặc kết đặc xương, cộng hưởng từ và xạ hình xương có vai trò quan trọng trong chẩn đoán.

dau-nhuc-xuong-khop 2

 Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống lưng hiệu quả

 Xương khớp nói chung cột sống nói riêng bị thoái hóa theo thời gian là hệ quả tất yếu không thể ngăn ngừa. Tuy nhiên, thay đổi thói quen sống lành mạnh, có chế độ ăn, tập luyện …. Sẽ giảm bớt được thoái hóa sớm.

 Dưới đây là những gợi ý giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống lưng hiệu quả.

 - Chú ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ duy trì xương khớp và sức khỏe. Để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi và vitamin D.

 Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất cũng chính là giải pháp giúp xương khớp dẻo dai đồng thời giúp cơ thể đào thải những độc tố và thành phần có hại ra khỏi cơ thể. Nên hạn chế những thực phẩm gây hại đến sức khỏe như mỡ động vật, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều gia vị, nước ngọt, rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích. Các thành phần có hại trong các thực phẩm này ngăn cản cơ thể hấp thu vitamin, đồng thời khiến xương có xu hướng giòn và dễ gãy hơn.

 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh còn giúp bạn cải thiện cân nặng của cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa khớp gối.

 Ngoài ra, mọi người cần có chế độ sinh hoạt khoa học, nên duy trì tâm trạng ở mức cân bằng để giảm áp lực lên hệ thống xương khớp.

 - Chú ý thay đổi tư thế: Với một số người thì khó có thể khắc phục được hoàn toàn tư thế do tính chất công việc gây ra bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể cải thiện tư thế để hạn chế áp lực lên đốt sống từ đó làm giảm khả năng mắc bệnh lý này.

 Nếu là nhân viên làm việc văn phòng, sau khoảng 2 giờ làm việc, nên đi lại để giúp xương khớp thư giãn, các đốt sống được giãn ra. Người phải lao động nặng nhọc nên thực hiện đúng tư thế khi mang vác vật nặng để giảm áp lực lên đốt sống vùng thắt lưng. Sau thời gian cải thiện các thói quen này, sẽ nhận thấy cơ thể và xương khớp sẽ thay đổi rất nhiều.

- Cần tập luyện thường xuyên: Mọi người cần tập luyện thường xuyên không chỉ tốt cho xương khớp mà còn đem lại vô vàn lợi ích cho cơ thể. Các cơ và khớp trong cơ thể khi vận động thường xuyên sẽ được tăng cường và khỏe mạnh hơn, độ linh hoạt và dẻo dai cũng được cải thiện đáng kể. Một nghiên cứu từ các chuyên gia xương khớp hàng đầu đã cho thấy, người thường xuyên tập luyện ít mắc các bệnh lý về xương khớp và tim mạch.

Điều này bắt nguồn từ lợi ích của việc tập luyện thường xuyên, bởi thói quen này còn giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi. Từ đó hệ miễn dịch và sức khỏe của con người được cải thiện rõ rệt. Có thể lựa chọn những bài tập hay môn thể thao với cường độ phù hợp với thể trạng và độ tuổi. Tránh thực hiện các bài tập có cường độ quá mạnh khiến khớp phải hoạt động nhiều gây ra hiện tượng sưng viêm.

Yoga và bơi lội là hai bộ môn được các chuyên gia khuyến khích mọi người thực hiện để phòng ngừa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả.

Nhiều người có biểu hiện thoái hóa cột sống lưng nhưng chủ quan cho rằng căn bệnh do tuổi tác gây ra nên không thể tránh khỏi, hoặc cho rằng những dấu hiệu đau lưng là ảnh hưởng của thời tiết nên thường có tâm lý chịu đựng, "sống chung". Khi bệnh nặng ảnh hưởng đến vận động, biến dạng cột sống mới nhập viện. Chính vì vậy, người bệnh không nên chỉ dựa vào những triệu chứng đau nhức bên ngoài mà tự suy đoán tình trạng bệnh. Khi có biểu hiện cần đến cơ sở y tế để được khám và đều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác để điều trị mà không có sự thăm khám, chẩn đoán từ các bác sĩ có chuyên môn sẽ khiến người bệnh tốn kém nhiều thời gian, công sức mà bệnh tình không được điều trị triệt để.

z4162850401131_3c2b1ffb614e244352fc9a0caf681698

Sản phẩm Xương khớp Nibifa của Công ty Cổ phần Dược phẩm Ninh Bình (Nibifa) kế thừa bài thuốc cổ truyền gồm 10 loại thảo dược quý trong đó, cẩu tích, tục đoạn, đỗ trọng, đương quy có tác dụng hỗ trợ bồi bổ khí huyết, bổ can thận; ngưu tất, thổ phục linh, phòng phong giúp hỗ trợ lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra ngoài và 3 thảo dược là độc hoạt, khương hoạt, phá cố chỉ giúp giảm đau, trị đau nhức xương khớp.

Nibifa còn đặc biệt bổ sung 2 thành phần là đạm thủy phân chứa 18 acid amin và chiết xuất salicin từ vỏ cây liễu trắng vào sản phẩm Xương khớp Nibifa. 

Đạm  Thuỷ phân giúp hỗ trợ tăng hình thành collagen, đảm bảo sự hấp thụ đầy đủ canxi và bổ sung thành phần tạo nên sụn xương… từ đó giúp hỗ trợ mạnh gân cốt.

Chiết xuất salicin từ vỏ cây liễu trắng đã được chứng minh giúp hỗ trợ giảm đau, chống viêm, tốt cho người thoái hóa khớp, đau viêm xương khớp lại an toàn với dạ dày.

Xương Khớp Nibifa hỗ trợ tăng cường khí huyết, mạnh gân cốt; hỗ trợ cải thiện các biểu hiện đau mỏi xương khớp do phong thấp, thoái hóa khớp do lưu thông khí huyết kém. Đồng thời, sản phẩm hỗ trợ hạn chế thoái hóa khớp, hỗ trợ các khớp vận động linh hoạt.

Để hiểu rõ hơn về TPBVSK Xương khớp Nibifa truy cập địa chỉ:https://xuongkhopnibifa.vn/ hoặc liên hệ số điện thoại: 1800 1570 để được hỗ trợ.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguồn: báo Sức khoẻ, Nibifa, tổng hợp